biết sao chém vậy thôi, tui nhớ là như vầy:
+ Trong tách chiết:
-đầu tiên xem có nhận được vạch nucleic acid mong muốn ko, chắc trong đề sẽ cho kích thước của vạch mục tiêu, P/S: nếu là tách chiết RNA tổng thì sẽ ra hai vạch gần nhau, DNA thì ra vạch gần giếng
-tình trạng sản phẩm có nguyên vẹn không -> nếu ra vạch đúng kích thước thì tốt, nếu bị phân hủy hay gãy sẽ ra miền hoặc đốm mờ
-có bị nhiễm loại Nucleic Acid khác hay không -> có các vạch hoặc đốm ngoài mong đợi ko? (nếu chiết DNA mà thấy có vạch kích thước nhỏ hơn nhiều thì là RNA và ngược lại)
- tình trạng của vạch nhiễm (nguyên vẹn hay không)
+ Trong PCR:
- Có vạch hay không ?
<so sánh chứng dương và xem lại thành phần pứ PCR: enzyme, bản mẫu, mồi>
-Có bao nhiêu vạch? hay Kích thước đúng dự đoán?
<mồi bắt cặp không chuyên biệt tạo sản phẩm kí sinh: có thêm một hoặc nhiều vạch sai kích thước, sp có thể có độ lớn gấp nhiều lần DNA mục tiêu>
<Thành phần phản ứng: MgCl2 hay mồi quá nhiều -> tạo sp ký sinh hay Primer-dimer là một đốm kích thước nhỏ khoảng 50-60bp>
<Chu trình nhiệt: Nhiệt độ lai quá cao sẽ làm mồi không bắt cặp được -> PCR không ra vạch/vạch mờ; còn quá thấp sẽ làm giảm độ dặc hiệu của mồi -> sp ký sinh>
- Ngoại nhiễm - kiểm tra bằng chứng âm
- Độ sáng? có sáng đủ hay không nếu mờ quá thì xem lại nồng độ các thành phần phản ứng PCR: bản mẫu, MgCl2...
Lưu ý trong PCR không có vạch do nhiễm Acid Nucleic loại khác vì dù cho có sẽ mờ tới mức không thể thấy được do không được khuếch đại
ai biết chém phụ với