Admin
Tiêu đề: Tá túc ở chùa, anh em song sinh cùng vào ĐH Mon 15 Oct 2012, 22:221
“Hai anh em này là tấm gương cho rất nhiều trẻ cơ nhỡ đang tá túc trong chùa. Hiệp và Lợi biết yêu thương nhau, lại biết chăm sóc các em nhỏ hơn từ sinh hoạt đến việc học hành", Đại đức Thích Quảng Tâm nói.
Tin 2 anh em song sinh Cao Phước Hiệp, Cao Phước Lợi (con chị Trần Thị Bướm) đậu vào Đại học Bách Khoa và khoa Y, Đại học Quốc gia TP.HCM không làm người dân ấp 4 xã Mỹ Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An ngạc nhiên vì xưa nay 2 anh em vốn chăm chỉ, siêng năng. Thế nhưng, bà con trong xóm lại thở dài “không biết rồi đây mẹ nó có lo cho tụi nó học nổi không nữa, nhà nghèo, kiếm cái ăn từng bữa đã khó, nay 2 đứa lại vào đại học một lượt…”.
Mồ côi cha, nương nhờ cửa Phật
Căn nhà xiêu vẹo, trống trước, trống sau của anh em Hiệp nằm sâu trong cái xóm nhỏ. Không khó để tìm đến nhà 2 cậu học trò này bởi các em đã quá nổi tiếng nơi xã nghèo heo hút. Nổi tiếng vì nhà thuộc loại nghèo nhất nhì của xã, nổi tiếng vì 2 anh em song sinh biết vượt qua khó khăn, nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi, nổi tiếng vì có lúc gia đình không nuôi nổi, các em phải vào chùa tá túc để tiếp tục được đến trường.
Cha mất sớm, 3 chị em Hiệp và mẹ chen chúc trong căn nhà nhỏ xiêu vẹo. Gọi là nhà nhưng thật ra đó chỉ là căn chòi rách nằm chơ vơ giữa đồng. Căn chòi ấy được dựng trên miếng đất của người chú. Trong cái tổ ấm của 4 mẹ con dường như chẳng có gì đáng giá ngoài chồng sách và mấy tờ giấy khen của 2 anh em Hiệp.
Không cục đất chọi chim, ai kêu gì làm nấy, hằng ngày chị Trần Thị Bướm tần tảo từ sáng sớm tới tối mịt cũng không đủ lo cho 4 miệng ăn. Ở vùng quê nghèo này ai thuê gì chị Bướm cũng làm, từ nhổ cỏ, rải phân, xịt thuốc đến nhận hạt điều về gia công. Rồi tai ương ập đến khi người chị gái của Hiệp mắc bệnh vảy nến.
Thế là tiền dành dụm bấy lâu đều đổ vào trị bệnh cho người chị. Khi vào lớp 10, vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn 2 anh em Hiệp đành vào tá túc tại chùa Long Hòa xã Mỹ Thạnh. Hằng ngày 2 em phải vượt qua quãng đường gần 10km để đến Trường THPT Thủ Thừa. Biết gia cảnh khó khăn, nhà chùa đã cho Hiệp và Lợi mượn chiếc xe đạp cũ. Từ đó 2 anh em đều đặn chở nhau đến lớp.
Tội nhất là những ngày mưa, 2 em phải vượt qua con đường đá đỏ lầy lội, nhiều lúc đến lớp chiếc áo đồng phục không còn là màu trắng nữa. Vì phải vượt một quãng đường xa đến trường, lại phải ăn chay trong thời gian dài nên anh em Lợi còm nhom. “Năm lớp 10 kết quả học tập của 2 đứa không cao, nhiều lúc mệt quá, em ngủ gật trong giờ học. Sáng phải dậy sớm lại ăn uống không đầy đủ nên đến giữa trưa bụng đói cồn cào không thể nào tiếp thu bài được nữa” - Lợi kể.
Thương con, chị Bướm lại đem 2 đứa về nhà, mẹ con rau cháo qua ngày. Cái khó lúc bấy giờ là khi không còn ở chùa Long Hòa, 2 em phải trả xe đạp lại cho nhà chùa mà gia đình thì không thể nào mua nổi chiếc xe đạp mới cho 2 đứa đến trường. Thương 2 đứa cháu hiếu học, người hàng xóm cho chiếc xe đạp cũ thế là suốt năm lớp 11 anh em lại cọc cạch trên chiếc xe đạp cà tàng đến lớp.
Đến năm lớp 12, do phải học nhiều hơn nên 2 anh em Hiệp, Lợi lại khăn gói xin tá túc tại chùa Long Thạnh, thị trấn Thủ Thừa. Cô Nguyễn Thị Hồng Thủy, Phó hiệu trưởng Trường THPT Thủ Thừa cho biết khi còn là học sinh của trường, 2 anh em Cao Phước Hiệp và Cao Phước Lợi có ý thức tự học rất cao. Ngoài những giờ lên lớp 2 em “bám chặt” vào thư viện trường. Không có tiền mua sách tham khảo các em thường mượn của thư viện, bạn bè và thầy cô.
Ân tình xóm nghèo
Nếu cậu anh Cao Phước Hiệp trầm tính thì cậu em Cao Phước Lợi lại nhanh nhẹn, hoạt bát. Tự nhận sức học của mình không bằng anh, thế nhưng Lợi giành luôn 2 “vé” vào khoa Hóa, Đại học Bách khoa và khoa Y, Đại học Quốc gia TP.HCM với số điểm 27 điểm. Còn Hiệp chỉ “lặng lẽ” vào khoa Hóa, Đại học Bách khoa và cho rằng “chắc em không có duyên với ngành Y”.
Chưa hết vui mừng với kết quả học tập của 2 con, chị Bướm lại phải đối mặt với nỗi lo biết lấy đâu ra tiền nuôi con ăn học. Cảm thông cho hoàn cảnh khó khăn của 2 cậu học trò nghèo hiếu học, một giáo viên Trường THPT Thủ Thừa đã hỗ trợ 2,8 triệu đồng tiền học phí đầu năm cho Phước Lợi. “Mình nghèo, thương đứa học trò côi cút, cố gắng lắm chỉ giúp được chừng này.
Không biết sắp tới hai anh em có trụ nổi với giảng đường không.” - người giáo viên nhất định giấu tên xúc động nói. Nghe tin anh em Hiệp đậu đại học, bà con xóm nghèo người bắt con vịt, người xuống ao vớt cá, người ra ruộng nhổ mì đem ra chợ huyện bán, giúp anh em Hiệp. Cầm 2 triệu đồng toàn tiền lẻ của bà con lối xóm, mẹ con chị Bướm xúc động ứa nước mắt. Lâu lắm rồi mới cầm trên tay số tiền lớn như thế này, chị Bướm căn dặn các con phải tiết kiệm từng đồng, vì đây là tiền mồ hôi nước mắt của bà con.
Đại đức Thích Quảng Tâm, Trụ trì chùa Long Thạnh - nơi đã cưu mang 2 anh em Hiệp, Lợi trong thời gian qua - kể: “Hai anh em này là tấm gương cho rất nhiều trẻ cơ nhỡ đang tá túc trong chùa. Hiệp và Lợi biết yêu thương nhau, lại biết chăm sóc các em nhỏ hơn từ sinh hoạt đến việc học hành.
Để có tiền trang trải việc học, hai anh em họ còn nhận hàng gia công, thêu thùa, may vá cho đến đan len đều rất khéo tay. Ở trong chùa, không có điều kiện học thêm, nhưng cả hai đều là học sinh giỏi cấp tỉnh. Hai em cùng đậu đại học, chùa nghèo quá, giúp được 1,5 triệu đồng, hy vọng lên Sài Gòn hai đứa sẽ tìm được việc gì đó làm thêm”.
Con đường trước mắt Cao Phước Hiệp và Cao Phước Lợi còn quá nhiều khó khăn. Ngoài sự nỗ lực bản thân, anh em Hiệp - Lợi vẫn cần có thêm những phép màu từ cuộc sống.
Tin 2 anh em song sinh Cao Phước Hiệp, Cao Phước Lợi (con chị Trần Thị Bướm) đậu vào Đại học Bách Khoa và khoa Y, Đại học Quốc gia TP.HCM không làm người dân ấp 4 xã Mỹ Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An ngạc nhiên vì xưa nay 2 anh em vốn chăm chỉ, siêng năng. Thế nhưng, bà con trong xóm lại thở dài “không biết rồi đây mẹ nó có lo cho tụi nó học nổi không nữa, nhà nghèo, kiếm cái ăn từng bữa đã khó, nay 2 đứa lại vào đại học một lượt…”.
Mồ côi cha, nương nhờ cửa Phật
Căn nhà xiêu vẹo, trống trước, trống sau của anh em Hiệp nằm sâu trong cái xóm nhỏ. Không khó để tìm đến nhà 2 cậu học trò này bởi các em đã quá nổi tiếng nơi xã nghèo heo hút. Nổi tiếng vì nhà thuộc loại nghèo nhất nhì của xã, nổi tiếng vì 2 anh em song sinh biết vượt qua khó khăn, nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi, nổi tiếng vì có lúc gia đình không nuôi nổi, các em phải vào chùa tá túc để tiếp tục được đến trường.
Cha mất sớm, 3 chị em Hiệp và mẹ chen chúc trong căn nhà nhỏ xiêu vẹo. Gọi là nhà nhưng thật ra đó chỉ là căn chòi rách nằm chơ vơ giữa đồng. Căn chòi ấy được dựng trên miếng đất của người chú. Trong cái tổ ấm của 4 mẹ con dường như chẳng có gì đáng giá ngoài chồng sách và mấy tờ giấy khen của 2 anh em Hiệp.
Không cục đất chọi chim, ai kêu gì làm nấy, hằng ngày chị Trần Thị Bướm tần tảo từ sáng sớm tới tối mịt cũng không đủ lo cho 4 miệng ăn. Ở vùng quê nghèo này ai thuê gì chị Bướm cũng làm, từ nhổ cỏ, rải phân, xịt thuốc đến nhận hạt điều về gia công. Rồi tai ương ập đến khi người chị gái của Hiệp mắc bệnh vảy nến.
Thế là tiền dành dụm bấy lâu đều đổ vào trị bệnh cho người chị. Khi vào lớp 10, vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn 2 anh em Hiệp đành vào tá túc tại chùa Long Hòa xã Mỹ Thạnh. Hằng ngày 2 em phải vượt qua quãng đường gần 10km để đến Trường THPT Thủ Thừa. Biết gia cảnh khó khăn, nhà chùa đã cho Hiệp và Lợi mượn chiếc xe đạp cũ. Từ đó 2 anh em đều đặn chở nhau đến lớp.
Tội nhất là những ngày mưa, 2 em phải vượt qua con đường đá đỏ lầy lội, nhiều lúc đến lớp chiếc áo đồng phục không còn là màu trắng nữa. Vì phải vượt một quãng đường xa đến trường, lại phải ăn chay trong thời gian dài nên anh em Lợi còm nhom. “Năm lớp 10 kết quả học tập của 2 đứa không cao, nhiều lúc mệt quá, em ngủ gật trong giờ học. Sáng phải dậy sớm lại ăn uống không đầy đủ nên đến giữa trưa bụng đói cồn cào không thể nào tiếp thu bài được nữa” - Lợi kể.
Thương con, chị Bướm lại đem 2 đứa về nhà, mẹ con rau cháo qua ngày. Cái khó lúc bấy giờ là khi không còn ở chùa Long Hòa, 2 em phải trả xe đạp lại cho nhà chùa mà gia đình thì không thể nào mua nổi chiếc xe đạp mới cho 2 đứa đến trường. Thương 2 đứa cháu hiếu học, người hàng xóm cho chiếc xe đạp cũ thế là suốt năm lớp 11 anh em lại cọc cạch trên chiếc xe đạp cà tàng đến lớp.
Đến năm lớp 12, do phải học nhiều hơn nên 2 anh em Hiệp, Lợi lại khăn gói xin tá túc tại chùa Long Thạnh, thị trấn Thủ Thừa. Cô Nguyễn Thị Hồng Thủy, Phó hiệu trưởng Trường THPT Thủ Thừa cho biết khi còn là học sinh của trường, 2 anh em Cao Phước Hiệp và Cao Phước Lợi có ý thức tự học rất cao. Ngoài những giờ lên lớp 2 em “bám chặt” vào thư viện trường. Không có tiền mua sách tham khảo các em thường mượn của thư viện, bạn bè và thầy cô.
Ân tình xóm nghèo
Nếu cậu anh Cao Phước Hiệp trầm tính thì cậu em Cao Phước Lợi lại nhanh nhẹn, hoạt bát. Tự nhận sức học của mình không bằng anh, thế nhưng Lợi giành luôn 2 “vé” vào khoa Hóa, Đại học Bách khoa và khoa Y, Đại học Quốc gia TP.HCM với số điểm 27 điểm. Còn Hiệp chỉ “lặng lẽ” vào khoa Hóa, Đại học Bách khoa và cho rằng “chắc em không có duyên với ngành Y”.
Chưa hết vui mừng với kết quả học tập của 2 con, chị Bướm lại phải đối mặt với nỗi lo biết lấy đâu ra tiền nuôi con ăn học. Cảm thông cho hoàn cảnh khó khăn của 2 cậu học trò nghèo hiếu học, một giáo viên Trường THPT Thủ Thừa đã hỗ trợ 2,8 triệu đồng tiền học phí đầu năm cho Phước Lợi. “Mình nghèo, thương đứa học trò côi cút, cố gắng lắm chỉ giúp được chừng này.
Không biết sắp tới hai anh em có trụ nổi với giảng đường không.” - người giáo viên nhất định giấu tên xúc động nói. Nghe tin anh em Hiệp đậu đại học, bà con xóm nghèo người bắt con vịt, người xuống ao vớt cá, người ra ruộng nhổ mì đem ra chợ huyện bán, giúp anh em Hiệp. Cầm 2 triệu đồng toàn tiền lẻ của bà con lối xóm, mẹ con chị Bướm xúc động ứa nước mắt. Lâu lắm rồi mới cầm trên tay số tiền lớn như thế này, chị Bướm căn dặn các con phải tiết kiệm từng đồng, vì đây là tiền mồ hôi nước mắt của bà con.
Đại đức Thích Quảng Tâm, Trụ trì chùa Long Thạnh - nơi đã cưu mang 2 anh em Hiệp, Lợi trong thời gian qua - kể: “Hai anh em này là tấm gương cho rất nhiều trẻ cơ nhỡ đang tá túc trong chùa. Hiệp và Lợi biết yêu thương nhau, lại biết chăm sóc các em nhỏ hơn từ sinh hoạt đến việc học hành.
Để có tiền trang trải việc học, hai anh em họ còn nhận hàng gia công, thêu thùa, may vá cho đến đan len đều rất khéo tay. Ở trong chùa, không có điều kiện học thêm, nhưng cả hai đều là học sinh giỏi cấp tỉnh. Hai em cùng đậu đại học, chùa nghèo quá, giúp được 1,5 triệu đồng, hy vọng lên Sài Gòn hai đứa sẽ tìm được việc gì đó làm thêm”.
Con đường trước mắt Cao Phước Hiệp và Cao Phước Lợi còn quá nhiều khó khăn. Ngoài sự nỗ lực bản thân, anh em Hiệp - Lợi vẫn cần có thêm những phép màu từ cuộc sống.
Theo Dòng Đời/Dân Việt