Chào em,
- Định nghĩa: khi nói về 1 phương pháp nào người ta không định nghĩa nó mà quan tâm đến nguyên tắc phương pháp. PCR là phương pháp nhân bản DNA dựa trên sự hoạt động của enzyme là polymerase nhân bản DNA giữa 2 mồi với một chu trình luân nhiệt gồm ba bước chính là biến tính, bắp cặp mồi và kéo dài. Có nhiều cách nói khác nhau miễn sao hiểu được nguyên tắc chung là ok rồi.
- Cách tiến hành: các bước thực hiện rất đơn giản:
+ Thiết lặp phản ứng (hút các thành phần phản ứng vào eppendorf, nồng độ , lượng của các thành phần tùy thuộc vào khuyến cáo nhà sản xuất hoặc thích hợp cho bản mẫu hoặc gene mục tiêu)
+ Thiết lặp chương trình nhiệt thích hợp
+ Đặt vào máy PCR chạy thôi, sau đó kiểm tra kết quả bằng phương pháp điện di DNA.
- Âm tính giả: kết quả PCR sau khi điện di cho kết quả âm tính, tức không cho tín hiệu của vạch mục tiêu. Kết quả này có thể do 2 nguyên nhân chính: (1) âm tính thật do trong DNA bản mẫu không có bản mẫu của gene cần khuếch đại; (2) do thao tác + thành phần phản ứng có vấn đề. Khi trường hợp số (2) xảy ra, ngta gọi là âm tính giả.
- Chứng (+): trong trường hợp trên, để biết có xảy ra âm tính giả không, ngta thực hiện phản ứng PCR song song với 1 chứng (+) với tất cả thành phần phản ứng, nồng độ, thể tích cho vào giống hệt với mẫu cần xét nghiệm ngoại trừ bản mẫu. (+) chứa bản mẫu của gene cần nhân bản. Điều này có nghĩa là nếu các thành phần phản ứng ok, thao tác ok, thì chứng (+) nhất định phải lên dương tính, cũng có nghĩa là một khi chứng (+) lên đúng là + thì trường hợp (2) không thể xảy ra. Mẫu nếu lên (-) là âm tính thật.
Trường hợp dương tính giả thì ngược lại.
- Dương tính giả: Kết quả PCR sau điện di cho kết quả dương tính, nghĩa là xuất hiện vạch gene mục tiêu. Kết quả này có thể do 2 nguyên nhân chính: (1) dương tính thật do trong DNA bản mẫu nạp vào phản ứng có chứa bản mẫu của gene mục tiêu; (2) do ngoại nhiễm tức là nhiễm DNA bản mẫu từ môi trường, trường hợp này ngta gọi là (+) giả.
- Chứng (-): trong trường hợp này, để biết xem có ngoại nhiễm xảy ra không, ngta thiết lặp 1 phản ứng chứng (-) song song với mẫu thử nghiệm. Chứng (-) này có thành phần phản ứng, nồng độ, thể tích các thành phần cho vào phản ứng giống hệt mẫu thử nghiệm ngoại trừ DNA bản mẫu, chứng (-) không chứa DNA bản mẫu. Như vậy nếu chứng (-) mà lại lên (+) thì có nghĩa là có hiện thượng ngoại nhiễm xảy ra.
Chính vì vậy, khi tiến hành phản ứng PCR người ta luôn phản thiết lặp cùng với một chứng (-) và 1 chứng (+). Khi nào 2 chứng này lên kết quả đúng thì kết quả xét nghiệm mẫu mới tin tưởng được.
Có gì còn thắc mắc, em cứ mail lại.
Thân,
Nguyễn Thị Mỹ Nương
[You must be registered and logged in to see this link.]