You are not connected. Please login or register

Chia sẻ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin

Admin

Sếp lớn

Bài gửiTiêu đề: Ở PHÍA BÊN KIA TẤM ÁO CHOÀNG TRẮNG Ở PHÍA BÊN KIA TẤM ÁO CHOÀNG TRẮNG EmptyMon 17 Sep 2012, 20:241



Nguyen Tuong Vu 16 tháng 9 18:53
Ở PHÍA BÊN KIA TẤM ÁO CHOÀNG TRẮNG
Một cái nhìn thực tế về ngành Y

(Được dịch từ bài viết "Beyond the white coat" của Asst. Prof, Dept. of Nephrology, CMC Hospital, Vellore và thay đổi một chút văn phong để phù hợp hơn với Tiếng Việt)



một người trẻ năng động, đang ngồi trên ghế một ngôi trường đại học thuộc loại uy tín bậc nhất, chắc hẳn bạn đang tự hỏi ngày hôm nay tôi sẽ mang điều gì đến để bàn luận với các bạn..

Bạn có phải là một người biết quan tâm?

Bạn có phải là một người giỏi lắng nghe?

Bạn có thể đặt đôi chân của mình vào trong chiếc giày người khác, và thông cảm với họ? Bạn có thể mang sự đồng cảm đó ngày theo ngày, chứ không phải chỉ bộc phát một vài hôm?

Nếu câu trả lời là không, tôi sẽ đề nghị bạn nên suy nghĩ lại quyết định tiếp tục đọc bài viết này.

Có thể, bạn là một sinh viên giỏi, bức phá trong các kỳ thi và luôn đứng trong top đầu. Thế nhưng, có bao giờ bạn tự hỏi, liệu ngành nghề này có phù hợp với cá tính và sở thích của bạn?

Hãy để tôi bắt đầu bằng việc phân tích một số lầm tưởng mà chúng ta hay gặp phải.


Lầm tưởng 1: Tất cả những gì tôi cần để trở thành một bác sĩ giỏi là bằng cấp - thật nhiều bằng cấp.

Bạn cần phải có năng lực trong lĩnh vực chuyên môn, và bằng cấp cũng là một phương tiện để đánh giá điều đó. Tuy nhiên, tất cả các bằng cấp trên thế giới không thể dạy cho bạn làm thế nào để các bệnh nhân muốn quay trở lại với bạn, một lần nữa và một lần nữa. Và điều này phụ thuộc vào con người của bạn. Công việc của bạn liên quan mật thiết đến những người bệnh. Một số có thể điều trị được, một số thì không - họ rơi vào bóng tối nơi Y học không thể với tới được - những người không có đủ kinh phí để tiếp tục điều trị, hoặc mắc bệnh nan y, hoặc muốn bạn điều trị theo cách bạn không mong muốn. Liệu bạn sẽ làm gì? Hét, tranh cãi, mắng mỏ?

Thật sự lúc đó, tất cả những gì chúng ta có thể làm được chỉ là lắng nghe - hãy lắng nghe những vấn đề đó, nắm lấy tay của bệnh nhân, và giải thích cho họ tất cả những lựa chọn mà họ sẽ gặp phải.

Vì vậy, nếu bạn đang tham vọng trở thành bác sĩ, hãy vun trồng sự quan tâm của bạn đến những người xung quanh. Mở thật to đôi mắt, lắng tai nghe thật nhiều, dành thời gian với trẻ em và người già, hiểu rõ môi trường bạn đang sống. Một bác sĩ tốt luôn bắt đầu từ thực tế, họ biết cách đối xử với tất cả - người giàu, người nghèo, người mù chữ, một cô điếm hạng 3, một bà già khó tính nhiều thành kiến, một thiếu niên khó hòa hợp...

Trong một thế giới mà thành công được đo bằng cái văn phòng của bạn lớn như thế nào, bạn có bao nhiêu tiền trong túi, kỳ nghỉ lần trước của bạn ở đâu.. thì điều này nghe có vẻ quá ngây thơ và lý tưởng hóa. Thế nhưng cứ tưởng tượng bạn là một bệnh nhân, bạn muốn một bác sĩ có thể trả lời hết mọi câu hỏi, nhưng không có thời gian cho bạn - hay một bác sĩ biết lắng nghe, giải thích nguyên nhân và cách điều trị giúp bạn, và không liếc nhìn vào đồng hồ trên chiếc Iphone đặt trên bàn 30 giây một lần.


Lầm tưởng 2: Cha mẹ tôi là những bác sĩ giỏi và thành công, nên tôi cũng sẽ như vậy.

Nếu bạn hỏi một loạt các tân sinh viên Y Khoa tại sao họ chọn ngành Y, một số khá sẽ nói rằng họ đã làm như vậy bởi vì cha mẹ của họ là bác sĩ hoặc muốn họ trở thành bác sĩ. Có thể có một bệnh viện hoặc phòng khám dự kiến sẽ dành cho họ khi tốt nghiệp, và đối với nhiều người, đây là một nước bài chắc chắn.

Bạn mang theo genes của cha mẹ bạn, không có nghĩa là bạn sẽ giỏi đúng với lĩnh vực của họ. Cho dù cha mẹ có thành công đến đâu, bạn cũng sẽ phải làm việc thật chăm chỉ để đạt được thành công của bạn. Và nếu bạn thiếu tư chất hay đam mê nghề nghiệp, bạn có thể trở thành một người không hạnh phúc, công việc làm qua loa, dẫn đến nguy cơ rất lớn đối với mạng sống bệnh nhân của bạn.


Lầm tưởng 3: Bác sĩ đảm bảo cho tôi một số dư lớn trong tài khoản ngân hàng.

Một số người theo ngành Y suy nghĩ đây là một ngành nghề dễ kiếm sống, nhưng thật ra không phải như vậy. Ngành Y không giống với bất cứ ngành nghề nào khác - đây là một nghề mà chỉ cần sai một bước thôi đều ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng bệnh nhân và tai tiếng của bạn. Nếu bạn có cả chuyên môn và tâm huyết, tiền sẽ tự động theo đuổi bạn. Nhưng nếu bạn theo đuổi tiền, và đó là mục đích duy nhất trong đầu của bạn, bạn sẽ đặt lợi ích của bệnh nhân vào nơi thật thấp bé, và đó là lúc sai lầm xảy ra.


Lầm tưởng 4: Một khi tôi trở thành một bác sĩ, tôi có thể không cần học nữa.

Mười năm trước ở Việt Nam, đứng trên bác sĩ chắc chỉ có Chúa, họ phán sao thì nghe vậy. Hôm nay, hầu hết các bệnh nhân đều đã có kiến thức về căn bệnh của mình, họ có thể tìm các triệu chứng trên Internet, liên hệ với các bác sĩ - bệnh viện họ mong muốn. Không quan trọng bạn có bao nhiêu bằng cấp, bạn đã thực tập bao nhiêu lâu, bạn không bao giờ được dừng lại việc học của mình.


Lầm tưởng 5: Một khi tôi trở thành một bác sĩ, tôi có thể có một cuộc sống sung sướng.

Tai nạn, bệnh tật xảy ra và chúng không quan tâm việc hôm nay ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ. Bệnh nhân sẽ gặp bạn ngay trên đường và yêu cầu bạn phải làm gì đó với một cơn nhức đầu dai dẳng của họ. Nếu bạn là một bác sĩ phẫu thuật và đang cố gắng tận hưởng đêm giao thừa yên tĩnh, sẽ luôn có một người say rượu đâm xe vào cột điện, và một cuộc gọi khẩn cấp từ bệnh viện làm bạn bỏ lỡ cuộc vui.


Nhưng vượt qua tất cả những điều trên, nếu bạn yêu thích công việc của bạn, như hầu hết các bác sĩ, chắc chắn sẽ khó có nghề nào cao quý bằng nghề Y. Vị trí của bạn trong xã hội, sự tôn trọng và biết ơn từ các bệnh nhân, là thứ mà của cải không bao giờ mua được.

(Copyright YDS.UMP)


--
Le Thuong Vu, M.D., M.S.
Internal Medicine Department, Ho Chi Minh city University of Medicine and Pharmacy
Pulmonary Department, Cho Ray hospital
Member of Executive Commitee of Ho Chi Minh City Respiratory Society

Trả lời nhanh
Message reputation : 100% (2 votes)
Admin

Admin

Sếp lớn

Bài gửiTiêu đề: Re: Ở PHÍA BÊN KIA TẤM ÁO CHOÀNG TRẮNG Ở PHÍA BÊN KIA TẤM ÁO CHOÀNG TRẮNG EmptyMon 17 Sep 2012, 20:462


Beyond the white coat
Dr. Anna Valson

TOPICS

An honest look at the medical profession.

As a young person with your sights fiercely trained on bagging a seat at one of the nation’s prestigious medical colleges, the questions farthest from your mind would be the ones I shall put to you today.

Are you a caring person?

Are you a good listener?

Can you put yourself in another’s shoes and empathise with them? Would you be able to act on that empathy, not just sporadically but day after day after day?

If the answer to any of these questions is no, I would suggest that you rethink your decision to continue along this path. You might ace your exams and get admission to a clutch of top notch medical colleges, but a decade down the line, having burnt yourself at both ends to get through medical college and postgraduation, you would wonder if this was really the profession best suited to your personality and interests.

Let me start by debunking some commonly held myths.

Myth 1: All you need to become a good doctor are degrees — loads of them.

Of course you need to be competent in your field of expertise, and a degree is a means to that end. But all the degrees in the world cannot teach you how to be the kind of doctor your patients would want to come back to, again and again. That comes from being a good human being. A lot of your work will involve spending time with people who are seriously ill — some of whom you will be able to help, while a significant proportion will fall into that shadowy domain where medical science has nothing to offer. Some patients may not have the money to continue treatment, some may have an incurable disease, some have simply had enough and want you to let them be. How will you handle them? Recite a few choice paragraphs from your favourite medical textbook? Shout, argue, swear?

In truth, all you can do is listen — listen to their problems, hold their hand, and then accept whatever decision they may choose to make.

So if you’re aspiring to be a doctor, cultivate an interest in people around you. Keep your eyes and ears open, spend time with children and the elderly, understand and observe the society you live in. A good doctor is always rooted in reality — he/she understands how to deal with the rich, the poor, the illiterate, the Page 3 diva, the crotchety grandma, the difficult teenager.

In a world that measures success by how big your office is, how fat your bank balance and where you took your last vacation, this may sound overly naïve and idealistic — but if you were a patient, would you rather prefer a doctor who had all the right answers but no time for you, or someone who was equally competent but also took time to get to know you, explain the nature of your disease and go over your treatment options without glancing at his Omega watch every 30 seconds?

Myth 2: My parents are successful doctors, therefore I must be a doctor too.

If you asked a batch of freshly recruited medical students why they took up medicine, quite a few would say they did so because their parents are doctors or wanted them to become doctors. There may be a hospital or nursing home they are expected to run once they graduate, and for many, that is often the deal clincher. Good genes may be a compelling argument in favour of this profession, but the fact that your parents are great doctors does not guarantee that you might become one too.

Despite your parents’ karma you would have to work hard to achieve greatness, and if you lack the temperament or the passion for the profession, you may end up an unhappy person who does his/her work cursorily, and at great risk to the lives of your patients.

Myth 3:

Medicine assures me a fat bank balance.

Some take up medicine thinking it will fast track them towards financial security. Medicine is not just any job — this is a profession where one wrong step can mean irreparable damage to the patient and your reputation. If you are both competent and compassionate, money will automatically follow, but if you make the pursuit of money your single-minded aim, you will often place the patient’s interests secondary to your own, and that is when mistakes happen.

Myth 4: Once I become a doctor, I can stop studying.

Ten years ago, for the average Indian patient the doctor was next only to God. Today, every second patient will come to you with a Google/Wikipedia search result for their symptoms and will take a second opinion if they feel you have been less than impressive. No matter how many degrees you have and how long you have been practising, you must never stop learning.

Myth 5: Once I become a doctor, I can have a cushy life.

Sickness is indifferent to weekends or holidays. Patients will meet you in the marketplace and ask you what to do about a nagging headache; if you’re a surgeon trying to enjoy a quiet New Year’s eve, there will always be someone silly enough to get drunk and crash their car, prompting an urgent call from the hospital for you to rush to the theatre and fix them up.

But if you love your work, as most doctors do, there is no profession that affords you the kind of instant gratification medicine does. The look of gratitude and respect in the eyes of a patient who gets well, money cannot buy.

The writer is Asst. Prof, Dept. of Nephrology, CMC Hospital, Vellore.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất