oilvi
Tiêu đề: Nội soi tiêu hóa Thu 08 Nov 2012, 11:051
Thế là ước mơ quay phim, chụp ảnh những vùng đất xa xôi, hiểm hóc nhất của cơ thể con người đã thành hiện thực. Đóng vai trò “tiên phong”, nội soi tiêu hoá vẫn được ứng dụng rộng rãi nhất để chẩn đoán các bệnh về tiêu hoá.
Nội soi ngày nay được xem là “không biên giới”, nhưng soi ống tiêu hóa vẫn phổ biến nhất. Ông bà ta thường nói bệnh từ miệng mà vào, nên chuyện xem xét cái miệng cũng như những “vùng chiến lược” đằng sau nó luôn vô cùng quan trọng.
Những “vùng chiến lược”
Gọi là soi dạ dày, nhưng thực tế thủ thuật này giúp bác sĩ quan sát khắp từ vùng hầu họng đến thực quản, toàn bộ dạ dày và cả phần đầu của ruột non. Nghe thì ghê gớm nhưng việc thực hiện lại khá đơn giản và nhẹ nhàng nên soi dạ dày được chỉ định khá rộng rãi.
Nói chung, soi dạ dày là một thủ thuật rất an toàn và ít biến chứng. Đa số bệnh nhân có thể được soi trong trạng thái tỉnh táo và hợp tác rất tốt. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các loại thuốc gây mê an toàn, tác dụng nhanh, khái niệm “nội soi không đau” dần trở nên quen thuộc với việc cho bệnh nhân ngủ hoàn toàn trong vòng vài phút. Một cách khác để giảm sự khó chịu là thu nhỏ kích thước ống soi đến mức tối thiểu với các loại máy soi dạ dày qua đường mũi, kích thước chỉ cỡ bằng đầu đũa.
Thủ thuật nội soi tiêu hóa thứ hai thường được nhắc đến là soi đại tràng. Về mặt kỹ thuật, soi đại tràng khó hơn vì ruột già cong quẹo, xoắn xít đủ chiều. Bệnh nhân phải uống thuốc để làm sạch ruột trước khi soi. Người soi có kỹ năng kém sẽ khiến cuộc soi kéo dài và gây đau đớn nhiều. Việc phục hồi sau soi cũng kéo dài hơn, bệnh nhân có thể đầy bụng, sình hơi trong nhiều giờ. Một bác sĩ nội soi giỏi có thể rút ngắn thời gian soi một cách đáng kể, ít gây đau và cũng ít đầy bụng. Cần nhớ là bệnh nhân càng chuẩn bị tốt thì thời gian nội soi càng rút ngắn và kết quả nội soi càng chính xác hơn.
Soi đại tràng thường không đau nếu có kỹ năng tốt và được chuẩn bị chu đáo. Nhưng cảm giác khó chịu về mặt tâm lý và thể chất khi có một “vật lạ” dài cả mét ngọ nguậy trong cơ thể mình là điều khó tránh. Do đó, khuynh hướng soi đại tràng dưới gây mê nhanh ngày càng được ưa chuộng. Việc gây mê này khá an toàn nhưng đi kèm với nó phải là việc nâng cao tiêu chuẩn phục vụ, như thăm khám cẩn thận trước và sau khi nội soi, xây dựng khu hồi sức để bệnh nhân nghỉ ngơi thoải mái đến khi hồi tỉnh hoàn toàn.
Một lĩnh vực cũng khá đặc biệt trong nội soi đường ruột là soi hậu môn và trực tràng, đoạn cuối cùng của đại tràng. Khu vực này thường bị trĩ, rò hậu môn, viêm trực tràng, ung thư... Thủ thuật soi trực tràng được chuẩn bị khá nhẹ nhàng, thực hiện nhanh và có thể giúp làm một số kỹ thuật để điều trị như thắt trĩ, chích xơ búi trĩ, cắt polyp…
Sinh thiết - mối lợi và nguy cơ
Khi đi nội soi, khá nhiều trường hợp bạn được bác sĩ báo cho biết là đã thực hiện thủ thuật sinh thiết. Vậy, sinh thiết là gì?
Cần phải biết là, dù máy nội soi có hiện đại đến đâu chăng nữa thì bản chất của nó vẫn là chẩn đoán bằng mắt thường theo kiểu “trông mặt mà bắt hình dong”. Những mô tả bệnh lý như sung huyết (đỏ hơn bình thường), phù nề (sưng), teo (mỏng)… thật ra khá chủ quan và dễ sai lệch giữa người này với người kia.
Để đảm bảo tính chính xác, chẩn đoán nội soi bằng mắt thường - được gọi là đại thể - được củng cố lên một mức cao hơn bằng việc đánh giá tổn thương dưới kính hiển vi, gọi là vi thể. Bác sĩ dùng kẹp sinh thiết “cắn” lấy một mẩu nhỏ niêm mạc (khoảng hơn 1mm) và giao cho bác sĩ giải phẫu bệnh xử lý, đọc dưới kính hiển vi. Qua kính hiển vi, bác sĩ có thể nhìn thấy tế bào ung thư hoặc vi khuẩn gây bệnh. Nếu cần, cũng có thể gửi bệnh phẩm để lấy ý kiểm chứng của một bác sĩ thứ hai. Cấu trúc và sự phân phối của tế bào và các thành phần của tế bào là bằng chứng tuyệt đối chứng minh có tổn thương. Đây thường gọi là tiêu chuẩn vàng của chẩn đoán, đặc biệt trong trường hợp nghi ngờ ung thư.
Bản thân máy nội soi khi làm thủ thuật sẽ không gây tổn thương niêm mạc và không chảy máu, do đó nguy cơ lây nhiễm tương đối thấp. Tuy nhiên, kẹp sinh thiết “cắn” niêm mạc gây vết thương và chảy máu nên nguy cơ lây nhiễm tăng lên đáng kể. Bản thân kẹp sinh thiết cũng có thể được coi là một dạng kim chích và được khuyến khích chỉ nên dùng một lần cho mỗi người. Đáng tiếc là chi phí dụng cụ này khá cao nên việc dùng một lần hiện nay chỉ phổ biến ở các nước đã phát triển. Từ đó nảy sinh yêu cầu khử khuẩn gắt gao để tránh lây truyền mầm bệnh (dính trong máu và niêm mạc).
Ngày nay, vấn đề càng phức tạp hơn khi nội soi tiến vào kỷ nguyên điều trị. Tất cả các dụng cụ liên quan đến thủ thuật nội soi đều được khuyến cáo nên dùng một lần và bỏ. Điều này không dễ dàng gì thực hiện ở nước ta khi giá của các loại dụng cụ này tính từ hàng trăm cho đến hàng ngàn Mỹ kim. Đó cũng là lý do tại sao có sự chênh lệch rất lớn về chi phí nội soi giữa các cơ sở y tế. Nó phụ thuộc vào các chính sách khử khuẩn thiết bị và dụng cụ cùng chính sách sử dụng các dụng cụ cần thiết trong nội soi.
Có cách nào để tránh nội soi?
Có một vài cách để “thăm dò” ruột gan mà không cần nội soi. Nhưng ít nhiều, những phương pháp đó đều có những nhược điểm mà chỉ có nội soi mới khắc phục được.
Một trong những tiến bộ gần đây được nhiều người để ý là viên nang nội soi (capsule endoscopy). Với kích thước chỉ bằng một viên thuốc to, bệnh nhân chỉ cần nuốt vào và để cho viên thuốc - camera này tự động trôi trong lòng ống tiêu hóa khoảng chừng 8 giờ trước khi thoát ra ngoài. Các hình ảnh nội soi truyền bằng sóng vô tuyến và được ghi lại để các bác sĩ xem và tìm bệnh lý, nghe thật nhẹ nhàng và lý tưởng.
Đáng tiếc, cho đến nay, viên nang nội soi chỉ có thể trôi thụ động, cho hình ảnh có độ phân giải thấp và chỉ giúp phát hiện các bệnh lý ở ruột non. Do chi phí cao và hiệu quả hạn chế, dù đã được phát minh hơn 10 năm nay nhưngviên nang nội soi vẫn chỉ được dùng rất hạn chế, chưa kể đến trường hợp oái ăm viên nang nội soi bị kẹt lại và phải dùng máy nội soi (hay mổ) để lấy ra.
Một vấn đề khác cũng được nhiều người chú ý, đó là nội soi ảo. Nội soi ảo thật ra không phải là nội soi thực sự mà là hình ảnh tái tạo 3 chiều bằng máy tính từ những hình ảnh CT đa lát cắt 2 chiều thu nhận được. Nội soi ảo ra đời đã đem lại hy vọng cho một phương pháp chẩn đoán hiệu quả chính xác mà không cần phải đưa “cái ống dài ngoằng” vào trong người. Nội soi ảo cũng giúp chẩn đoán được các khối u trong lòng ruộtnhưng đáng tiếc là sẽ bỏ sót những tổn thương khác như viêm, tổn thương mạch máu ở niêm mạc. Mặt khác, nội soi ảo cũng không thể lấy được mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm nên cuối cùngthì bệnh nhân vẫn phải làm “nội soi thật” nếu có nghi ngờ.
Các bạn có thể đặt câu hỏi và có Bác sĩ tư vấn trực tiếp tại trang web http://tuvan.yersinclinic.comNội soi ngày nay được xem là “không biên giới”, nhưng soi ống tiêu hóa vẫn phổ biến nhất. Ông bà ta thường nói bệnh từ miệng mà vào, nên chuyện xem xét cái miệng cũng như những “vùng chiến lược” đằng sau nó luôn vô cùng quan trọng.
Những “vùng chiến lược”
Gọi là soi dạ dày, nhưng thực tế thủ thuật này giúp bác sĩ quan sát khắp từ vùng hầu họng đến thực quản, toàn bộ dạ dày và cả phần đầu của ruột non. Nghe thì ghê gớm nhưng việc thực hiện lại khá đơn giản và nhẹ nhàng nên soi dạ dày được chỉ định khá rộng rãi.
Nói chung, soi dạ dày là một thủ thuật rất an toàn và ít biến chứng. Đa số bệnh nhân có thể được soi trong trạng thái tỉnh táo và hợp tác rất tốt. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các loại thuốc gây mê an toàn, tác dụng nhanh, khái niệm “nội soi không đau” dần trở nên quen thuộc với việc cho bệnh nhân ngủ hoàn toàn trong vòng vài phút. Một cách khác để giảm sự khó chịu là thu nhỏ kích thước ống soi đến mức tối thiểu với các loại máy soi dạ dày qua đường mũi, kích thước chỉ cỡ bằng đầu đũa.
Thủ thuật nội soi tiêu hóa thứ hai thường được nhắc đến là soi đại tràng. Về mặt kỹ thuật, soi đại tràng khó hơn vì ruột già cong quẹo, xoắn xít đủ chiều. Bệnh nhân phải uống thuốc để làm sạch ruột trước khi soi. Người soi có kỹ năng kém sẽ khiến cuộc soi kéo dài và gây đau đớn nhiều. Việc phục hồi sau soi cũng kéo dài hơn, bệnh nhân có thể đầy bụng, sình hơi trong nhiều giờ. Một bác sĩ nội soi giỏi có thể rút ngắn thời gian soi một cách đáng kể, ít gây đau và cũng ít đầy bụng. Cần nhớ là bệnh nhân càng chuẩn bị tốt thì thời gian nội soi càng rút ngắn và kết quả nội soi càng chính xác hơn.
Soi đại tràng thường không đau nếu có kỹ năng tốt và được chuẩn bị chu đáo. Nhưng cảm giác khó chịu về mặt tâm lý và thể chất khi có một “vật lạ” dài cả mét ngọ nguậy trong cơ thể mình là điều khó tránh. Do đó, khuynh hướng soi đại tràng dưới gây mê nhanh ngày càng được ưa chuộng. Việc gây mê này khá an toàn nhưng đi kèm với nó phải là việc nâng cao tiêu chuẩn phục vụ, như thăm khám cẩn thận trước và sau khi nội soi, xây dựng khu hồi sức để bệnh nhân nghỉ ngơi thoải mái đến khi hồi tỉnh hoàn toàn.
Một lĩnh vực cũng khá đặc biệt trong nội soi đường ruột là soi hậu môn và trực tràng, đoạn cuối cùng của đại tràng. Khu vực này thường bị trĩ, rò hậu môn, viêm trực tràng, ung thư... Thủ thuật soi trực tràng được chuẩn bị khá nhẹ nhàng, thực hiện nhanh và có thể giúp làm một số kỹ thuật để điều trị như thắt trĩ, chích xơ búi trĩ, cắt polyp…
Sinh thiết - mối lợi và nguy cơ
Khi đi nội soi, khá nhiều trường hợp bạn được bác sĩ báo cho biết là đã thực hiện thủ thuật sinh thiết. Vậy, sinh thiết là gì?
Cần phải biết là, dù máy nội soi có hiện đại đến đâu chăng nữa thì bản chất của nó vẫn là chẩn đoán bằng mắt thường theo kiểu “trông mặt mà bắt hình dong”. Những mô tả bệnh lý như sung huyết (đỏ hơn bình thường), phù nề (sưng), teo (mỏng)… thật ra khá chủ quan và dễ sai lệch giữa người này với người kia.
Để đảm bảo tính chính xác, chẩn đoán nội soi bằng mắt thường - được gọi là đại thể - được củng cố lên một mức cao hơn bằng việc đánh giá tổn thương dưới kính hiển vi, gọi là vi thể. Bác sĩ dùng kẹp sinh thiết “cắn” lấy một mẩu nhỏ niêm mạc (khoảng hơn 1mm) và giao cho bác sĩ giải phẫu bệnh xử lý, đọc dưới kính hiển vi. Qua kính hiển vi, bác sĩ có thể nhìn thấy tế bào ung thư hoặc vi khuẩn gây bệnh. Nếu cần, cũng có thể gửi bệnh phẩm để lấy ý kiểm chứng của một bác sĩ thứ hai. Cấu trúc và sự phân phối của tế bào và các thành phần của tế bào là bằng chứng tuyệt đối chứng minh có tổn thương. Đây thường gọi là tiêu chuẩn vàng của chẩn đoán, đặc biệt trong trường hợp nghi ngờ ung thư.
Bản thân máy nội soi khi làm thủ thuật sẽ không gây tổn thương niêm mạc và không chảy máu, do đó nguy cơ lây nhiễm tương đối thấp. Tuy nhiên, kẹp sinh thiết “cắn” niêm mạc gây vết thương và chảy máu nên nguy cơ lây nhiễm tăng lên đáng kể. Bản thân kẹp sinh thiết cũng có thể được coi là một dạng kim chích và được khuyến khích chỉ nên dùng một lần cho mỗi người. Đáng tiếc là chi phí dụng cụ này khá cao nên việc dùng một lần hiện nay chỉ phổ biến ở các nước đã phát triển. Từ đó nảy sinh yêu cầu khử khuẩn gắt gao để tránh lây truyền mầm bệnh (dính trong máu và niêm mạc).
Ngày nay, vấn đề càng phức tạp hơn khi nội soi tiến vào kỷ nguyên điều trị. Tất cả các dụng cụ liên quan đến thủ thuật nội soi đều được khuyến cáo nên dùng một lần và bỏ. Điều này không dễ dàng gì thực hiện ở nước ta khi giá của các loại dụng cụ này tính từ hàng trăm cho đến hàng ngàn Mỹ kim. Đó cũng là lý do tại sao có sự chênh lệch rất lớn về chi phí nội soi giữa các cơ sở y tế. Nó phụ thuộc vào các chính sách khử khuẩn thiết bị và dụng cụ cùng chính sách sử dụng các dụng cụ cần thiết trong nội soi.
Có cách nào để tránh nội soi?
Có một vài cách để “thăm dò” ruột gan mà không cần nội soi. Nhưng ít nhiều, những phương pháp đó đều có những nhược điểm mà chỉ có nội soi mới khắc phục được.
Một trong những tiến bộ gần đây được nhiều người để ý là viên nang nội soi (capsule endoscopy). Với kích thước chỉ bằng một viên thuốc to, bệnh nhân chỉ cần nuốt vào và để cho viên thuốc - camera này tự động trôi trong lòng ống tiêu hóa khoảng chừng 8 giờ trước khi thoát ra ngoài. Các hình ảnh nội soi truyền bằng sóng vô tuyến và được ghi lại để các bác sĩ xem và tìm bệnh lý, nghe thật nhẹ nhàng và lý tưởng.
Đáng tiếc, cho đến nay, viên nang nội soi chỉ có thể trôi thụ động, cho hình ảnh có độ phân giải thấp và chỉ giúp phát hiện các bệnh lý ở ruột non. Do chi phí cao và hiệu quả hạn chế, dù đã được phát minh hơn 10 năm nay nhưngviên nang nội soi vẫn chỉ được dùng rất hạn chế, chưa kể đến trường hợp oái ăm viên nang nội soi bị kẹt lại và phải dùng máy nội soi (hay mổ) để lấy ra.
Một vấn đề khác cũng được nhiều người chú ý, đó là nội soi ảo. Nội soi ảo thật ra không phải là nội soi thực sự mà là hình ảnh tái tạo 3 chiều bằng máy tính từ những hình ảnh CT đa lát cắt 2 chiều thu nhận được. Nội soi ảo ra đời đã đem lại hy vọng cho một phương pháp chẩn đoán hiệu quả chính xác mà không cần phải đưa “cái ống dài ngoằng” vào trong người. Nội soi ảo cũng giúp chẩn đoán được các khối u trong lòng ruộtnhưng đáng tiếc là sẽ bỏ sót những tổn thương khác như viêm, tổn thương mạch máu ở niêm mạc. Mặt khác, nội soi ảo cũng không thể lấy được mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm nên cuối cùngthì bệnh nhân vẫn phải làm “nội soi thật” nếu có nghi ngờ.
Bài: TS. BS. Võ Xuân Quang
Nếu các bạn nào có nhu cầu khám và kiểm tra sức khỏe tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin thì các bạn hãy đăng ký nhận phiếu ưu đãi ở đây. Khi có phiếu ưu đãi các bạn sẽ được giảm 20% chi phí, được ưu tiên khám và được hưởng nhiều lợi ích khác tại phòng khám tiêu chuẩn Quốc tế ngay tại Việt Nam.